•  CHIVAS 18 NĂM
    1.300.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 18 NĂM

    Rượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 12 NĂM
    600.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 12 NĂM

    Chivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 21 NĂM
    2.500.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 21 NĂM

    Rượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...

    Chi Tiết

Làm ăn ở trung quốc

(Sưu tầm trên gocnhinalan.com) Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập ở mọi ngành hàng của nền kinh tế, đi vào mọi ngóc ngách của đời sống người dân Việt Nam. Thế nhưng, gạt qua một bên nỗi ám ảnh đó, một số doanh nghiệp Việt Nam, ngược lại, đã lặng lẽ thâm nhập, bén rễ và đứng vững được ở thị trường đông dân nhất thế giới này.

Con đường thâm nhập thị trường Trung Quốc của một doanh nghiệp chế tạo thiết bị đo lường ở TP, được doanh nghiệp này tự đánh giá là “những bước chân âm thầm, lặng lẽ”. Gần mười năm qua, họ vừa đi vừa mò mẫm tìm hiểu thị trường với những bước chân thận trọng pha chút liều lĩnh, bởi thành công cũng có thể lớn nhưng rủi ro cũng không thể lường. Đến nay, một nhà máy của doanh nghiệp này ở Trung Quốc đã đi vào sản xuất, và năm tháng đầu năm nay đã bắt đầu có lãi.

Phó tổng giám đốc doanh nghiệp cho biết đó là một hành trình gian khổ. Tất cả phải tự mày mò, tìm hiểu, với chiến lược “chậm mà chắc, chống trơn trợt và té ngã”. Đầu tiên, doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu hàng hóa. Sau đó gửi sản phẩm bán thử để thâm nhập thị trường. Đích thân ông phải đem sản phẩm đến các chợ lẻ để tặng cho một số tiểu thương dùng thử, hoặc đến các đại lý bán sản phẩm cùng loại của Trung Quốc tặng và ký gửi sản phẩm. Từ những cái xua tay ban đầu với những cái nhìn ngờ vực cho đến sự niềm nở, chủ động đón tiếp là một chặng đường dài, cần sự kiên trì. Cuối cùng, người tiêu dùng bản xứ cũng như những đại lý, tiểu thương người Việt Nam buôn bán ở vùng biên giới đã chấp nhận, hàng hóa từ đó thâm nhập và bén rễ tại thị trường này.

Tưởng đã êm, nào ngờ các đại lý bán hàng than rằng vì sản phẩm chưa đăng ký kiểm định nên họ cứ thấp thỏm, lo sợ bị tịch thu. Vị phó tổng giám đốc công ty lại tất tả mang sản phẩm đến Bắc Kinh để đăng ký tiêu chuẩn, kiểm định, chứng nhận phù hợp, để được phép tiêu thụ ở Trung Quốc. Nhưng mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu lên tới 35%, cộng thêm 10 nhân dân tệ trên mỗi sản phẩm để có được chứng nhận hợp quy, lợi nhuận thu được vẫn còn khá khiêm tốn dẫu mặt hàng này đã đứng vững ở các vùng biên giới, đã len lỏi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, thậm chí theo bước chân của những người buôn chuyến lên cả vùng cao nước này. Ý định về việc đầu tư một nhà máy ở ngay Trung Quốc đã hình thành, để dễ dàng thâm nhập thị trường. Một hành trình chạy các thủ tục bắt đầu.

Dù có chứng nhận phù hợp của chính quyền trung ương, nhưng một chuẩn mực của cơ quan kiểm định địa phương nơi đặt nhà máy là không thể thiếu, chưa kể hàng loạt giấy phép và điều kiện khác. Những thủ tục rồi cũng qua. Dự án nhà máy sản xuất có vốn đầu tư 4,2 triệu đô la Mỹ, dự kiến mỗi năm sản xuất 200.000 sản phẩm, cũng được chấp thuận ở Quảng Tây.

Nhưng khi tung ra mặt hàng “made in China” thì bán chẳng ai mua, vì bị nghi ngờ đó là hàng nhái. Người ta lại tìm mua hàng sản xuất ở Việt Nam. Cực chẳng đã, doanh nghiệp phải phát đi những thông báo giải thích và đề nghị dùng thử sản phẩm, lại phải tặng bạn hàng, đại lý một số nữa. Bằng cách đó, chừng một tháng sau, mọi chuyện êm xuôi, các đại lý đã chịu bán sản phẩm. Tuy nhiên, câu chuyện chưa chấm dứt khi hàng nhái xuất hiện tràn lan. Thậm chí cửa hàng bán hàng nhái mở ngay kế bên đại lý chính thức. Lại phải vác đơn đi kiện, nhưng không xuể, và nay thì đành chấp nhận “sống chung với lũ”.

Những cơ hội

Thị trường Trung Quốc đã từ lâu được các chuyên gia thúc giục giới doanh nghiệp nên khai thác, và cơ hội vẫn mở ra tại thị trường này, trong đó các mặt hàng như nông sản, thủy sản cùng một số mặt hàng tiêu dùng Việt Nam đã đứng vững từ lâu.

Cơ hội đang đến khi giới doanh nghiệp nhận thấy thời của hàng giá rẻ sẽ nhanh chóng qua đi, người tiêu dùng nước này đang thay đổi thói quen tiêu dùng khi đời sống ngày càng được nâng cao khiến họ có xu hướng tìm đến các sản phẩm có chất lượng.

Không phải mọi thứ người Trung Quốc đều có thể làm được và có sức cạnh tranh với hàng Việt Nam. Cũng không phải tất cả hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc đều là hàng giá rẻ, kém chất lượng. Trên thực tế, những mặt hàng do Trung Quốc sản xuất có chất lượng đều có mức giá “rất cao”. “Một sản phẩm cùng loại, chất lượng chỉ khoảng 80% so với hàng Việt Nam, nhưng giá thì gấp rưỡi hoặc gấp đôi”, một thương nhân cho biết.

Một doanh nghiệp kinh doanh nông sản có đến 60% hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc cho biết thời điểm hiện nay đang là cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam khi “Chính phủ Trung Quốc còn nới lỏng về chính sách để tập trung vào công nghệ, chế tạo, sản xuất và thương mại”.

Còn ở ngành thủy sản, chứng kiến cảnh các thương nhân Trung Quốc đến Việt Nam tranh mua nguyên liệu, chủ một doanh nghiệp ở Bình Tân, TP, đã quyết định sang thị trường Trung Quốc tìm khách hàng nhằm mua tận gốc, bán tận ngọn, để có nhiều lợi nhuận hơn. Chiều đi ông xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản, và từng bước thiết lập bạn hàng, mở rộng thị trường. Chiều về, ông tìm các mối làm ăn để nhập các mặt hàng điện tử, viễn thông.

Dẫu vậy, thận trọng và cảnh giác là điều giới doanh nghiệp rút ra khi đầu tư vào thị trường này. Chủ một doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ cho biết mới đây một doanh nhân Trung Quốc đã đến công ty ông đặt một đơn hàng trị giá 300.000 đô la Mỹ, nhưng ông vẫn chưa nhận bởi lẽ thị trường mà ông nhắm tới là Bắc Kinh và Thượng Hải, trong khi vị doanh nhân này ở một tỉnh khác. Ông cũng chưa bán là vì “mình phải tìm cách bán sao cho có lợi nhất mà lại lâu dài”.

Đầu tư vào thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro, bởi “cơ chế của họ thay đổi xoành xoạch, nay nói này mai đổi khác”. Những cam kết về ưu đãi đầu tư có thể không được thực hiện. Đại diện một doanh nghiệp cho biết khi được cấp phép đầu tư đã nhận được cam kết miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong ba năm đầu, nhưng sau đó đọc kỹ mới tá hỏa là thời điểm cam kết cũng chính là lúc kết thúc chính sách đó. Hiện nay mức thuế này đã được giảm từ 37% xuống còn 25%, cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại các khu công nghiệp ở Trung Quốc, giấy phép đầu tư được cấp theo tiến độ giải ngân chứ không cấp giấy phép một lần ngay từ khi đăng ký vốn pháp định.