Rượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...
Chi TiếtRượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...
Chi TiếtChivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....
Chi Tiết(Theo phanphoiruoungoai.com ) Học Kinh tế đối ngoại, Mai Phương lại ôm ấp giấc mơ trở thành cô giáo dạy tiếng Anh. Sau 5 năm khởi nghiệp, trung tâm ngoại ngữ của cô có 4 cơ sở, với doanh thu mỗi tháng vài trăm triệu.
Hình 1: Cô giáo vũ thị mai phương và ý tưởng khởi nghiệp với nghề dạy tiếng anh
Sinh năm 1988 tại Thái Nguyên, Vũ Thị Mai Phương từng đạt điểm á khoa đầu vào Đại học Ngoại thương khối D năm 2005. Với niềm đam mê tiếng Anh, từ những năm đầu đại học, cô đã xin làm bán thời gian cho các trung tâm ngoại ngữ có tiếng như Apollo, đi dạy thêm, tham gia nhiều câu lạc bộ... Phương cũng tham gia giảng dạy trên nhiều diễn đàn không có thù lao.
Học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, sau khi ra trường, cô lại thi tuyển giảng viên môn tiếng Anh tại Học viện Tài chính. Cùng thời gian đó, Phương vay những người thân trong gia đình 150 triệu đồng để thuê địa điểm và mua một số thiết bị mở trung tâm dạy tiếng Anh, tập trung chủ yếu vào kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Cuối năm 2009, chỉ vài tháng sau khi tốt nghiệp đại học, cô khai trương trung tâm đầu tiên, một mình đứng lớp và tự quản lý 2 lớp học với hơn 30 học viên. Thời gian đầu, chi phí thuê văn phòng cao nên số học phí thu được chỉ đủ bù chi. Một thời gian sau ngắn sau đó, số lớp và học viên ngày một đông nên chỉ sau khoảng 8 tháng khai trương, cô phải mời thêm một giáo viên nữa.
Cứ như vậy, hàng ngày, bên cạnh công việc trên trường, Phương lại miệt mài giảng dạy tại trung tâm, biên soạn giáo trình cho học viên. Đến cuối năm 2011, việc điều hành đã vào guồng, Phương mở thêm cơ sở thứ 2. Những năm sau đó, cơ sở thứ 3 và 4 lần lượt đi vào hoạt động.
Hiện nay, mỗi ngày trung bình ở 4 địa điểm có trên 10 lớp học, với khoảng 20-25 học viên, chủ yếu là sinh viên, người đi làm, học sinh cấp III ôn thi đại học. Số giáo viên của trung tâm cũng phát triển lên tới 30 người, chưa kể hàng chục nhân sự làm công việc hành chính, chăm sóc khách hàng.... Mỗi tháng, một cơ sở dạy ngoại ngữ của Phương có doanh thu khoảng 200 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí thuê mặt bằng, giáo viên, nhân sự, marketing... một cơ sở có thể mang lại lợi nhuận 60-70 triệu đồng.
Cũng giống như những công việc kinh doanh khác chứa đựng nhiều rủi ro và thách thức, có những chiến lược Phương phải gánh thất bại khá nặng nề. Năm 2011, cô hợp tác với một đơn vị để triển khai chương trình học trực tuyến. Hơn 60 bài giảng được quay rồi đăng tải lên một website học trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, toàn bộ bài bị tải về rồi đăng lại lên Youtube, khách hàng chỉ cần vào đó và sử dụng miễn phí. Phương tay trắng không thu được đồng nào từ dự án.
Rút kinh nghiệm từ thất bại đó, cô triển khai lại với việc tìm kiếm đối tác có thể hỗ trợ bảo mật tốt hơn. “Cũng giống như những giáo trình, sách của mình viết nhưng bị đem bán tràn lan tại các cửa hàng photo với giá rẻ là điều không tránh khỏi. Do đó, bên cạnh việc tìm biện pháp bảo mật tốt hơn, mình phải làm cách nào đó để luôn cập nhật các chương trình học, các bài giảng, làm cho chúng mới mẻ, hấp dẫn hơn để họ phải mua của mình, chứ không phải tìm ở hàng photo hoặc các nguồn miễn phí khác”, Phương đúc kết.
Cô cũng cho biết, do công việc tại trung tâm ngốn nhiều thời gian nên năm ngoái đã xin nghỉ giảng dạy tại trường Học viện Tài chính. Mỗi ngày, ngoài thời gian dạy vào các lớp buổi tối, ban ngày, cô còn phải ghi hình cho các bài giảng trực tuyến, viết sách, cập nhật giáo trình cho trung tâm, thực hiện một số hoạt động từ thiện... Trong tương lai, cô chủ trung tâm ngoại ngữ ôm ấp hoài bão sẽ xây dựng được các chương trình tiếng Anh hay ở tiêu chuẩn quốc tế và có thể xuất bản sách cũng như chương trình học ra nước ngoài.
Với những bạn trẻ cũng muốn khởi nghiệp từ mở trung tâm ngoại ngữ, Phương chia sẻ, điều khó khăn nhất khi điều hành hoạt động kinh doanh này là làm thế nào để giữ chân giáo viên và quản lý các chương trình học. Cũng giống như những lĩnh vực kinh doanh khác, tuy không lộ liễu nhưng “cuộc chiến ngầm” trong ngành này cũng khá mạnh mẽ.
Chuyện nói xấu, giành giật giáo viên của nhau là không thể tránh khỏi trong bối cảnh thị trường ngày càng nhiều trung tâm được mở ra. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là khi giáo viên đi sẽ mang theo bí quyết, giáo trình. "Chính vì thế, việc thay hoặc cập nhật giáo trình mới, đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những việc làm quan trọng để thu hút học viên", Phương chia sẻ.