Chivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....
Chi TiếtRượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...
Chi TiếtRượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...
Chi TiếtBộ Y tế đề xuất, để đạt mục tiêu quốc gia thì năm 2015 mức thuế thuốc lá cần lên 105% và năm 2018 là 145%. Bộ Tài chính sắp trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó có mặt hàng thuốc lá. Theo đó, Chính phủ đề nghị mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/1/2018 là 70%, và từ 1/1/2019 là 75%.
Hình 1: Bộ y tế muốn tăng tối đa hoá thuế thuốc lá tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Mức này còn thấp hơn cả đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính, chỉ tăng 5% cho giai đoạn 3 năm và thời gian áp dụng cũng lùi lại so với đề xuất ban đầu. Căn cứ theo đề xuất này thì mức tăng giá thực của thuốc lá trong 3 năm (2016-2018) là 2,9% cho cả giai đoạn, tức là tăng trung bình dưới 1% một năm. Trong khi tăng GDP ở Việt Nam dự báo là hơn 5%/năm (cho các năm này).
“Điều này có nghĩa, mức tăng giá thực của thuốc thấp hơn mức tăng GDP, như vậy sức mua vẫn tăng. Mức tăng như trên là quá thấp. Mục tiêu tăng thuế thuốc lá để giảm bớt tiêu dùng sẽ không đạt được, thậm chí là ngay cả với mức đề xuất đầu tiên”, bà Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc Văn phòng HealthBridge Canada tại Việt Nam nhận định.
Đây là lần thứ 3 thuế thuốc lá được điều chỉnh trong gần 10 năm qua. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, cần rút kinh nghiệm từ việc tăng thuế thuốc lá vào năm 2006 và 2008. Năm 2006 từ các mức thuế 25, 45 và 65% được đưa về một mức thống nhất 55%. Từ năm 2008, mức thuế này tăng thêm 10%. Kết quả, giá thực tế chỉ tăng trong lần tăng thuế đầu tiên và giảm trong lần tăng tiếp theo.
“Mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt 10% năm 2008 không đảm bảo giảm tiêu dùng thuốc lá trong dài hạn. Điều đó đồng nghĩa mức tăng thuế theo đề xuất chỉ là 5% sẽ không thể giúp giảm được tiêu dùng thuốc lá như kỳ vọng”, ông Khuê nói.
Bộ Y tế đề xuất 2 phương án. Thứ nhất để đạt mục tiêu quốc gia thì năm 2015, mức thuế là 105% và năm 2018 là 145% - đây được coi là mức tăng tối ưu. Thứ hai, để giữ sức mua không đổi thì mức thuế này cần điều chỉnh là 85% vào năm 2015 và 105% vào năm 2018.
Với đề xuất thứ hai, mức tăng giá bán lẻ thực tế gần bằng mức tăng thu nhập. Theo tính toán, tỷ lệ hút thuốc của nam giảm từ 47,4% năm 2014 xuống 42,1% năm 2020, như vậy mới đạt gần 2/3 mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, tỷ lệ hút thuốc của nam giảm còn 39% vào năm 2020.
Thực tế, ngay cả trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kết quả hoạt động của ngành thuốc lá vẫn rất tốt. Theo báo cáo của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam năm 2013, sản lượng tiêu thụ thuốc lá điếu đạt hơn 102% kế hoạch, tăng 7,7%.
Bài học kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, tăng thuế thuốc lá thường xuyên được chứng minh là chính sách cùng thắng và không ảnh hưởng tới ngành công nghiệp thuốc lá. Từ năm 1994 đến 2012, chính phủ nước này thực hiện 10 lần tăng thuế thuốc lá (mức thuế 85% của Thái Lan tương đương 567% thuế theo giá xuất xưởng của Việt Nam). Nhờ đó, giá thuốc lá tăng từ 15 Bath/bao lên 65 Bath/bao, làm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ hơn 59% năm 1991 xuống còn chưa đến 42% vào năm 2011. Tương tự, nước này cũng ghi nhận xu hướng giảm tiêu dùng trong nữ giới và thanh thiếu niên.
Việc tăng thuế đã giúp nguồn thu ngân sách tăng đáng kể (từ 20 tỷ Bath - gần 616 triệu USD năm 1994 lên 60 tỷ Baht năm 2012, tức 1,8 tỷ USD). Tiêu dùng thuốc lá giữ nguyên, khoảng 2 tỷ bao/năm do dân số tăng. Hàng trăm ngàn người Thái tránh được tử vong sớm và không làm gia tăng buôn lậu thuốc lá.
Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 70 chất gây ung thư. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch... Hút thuốc là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá trên thế giới trong thế kỷ 20. Mỗi năm, thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành hơn 8 triệu người vào năm 2020, trong đó 70% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển.