Rượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...
Chi TiếtRượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...
Chi TiếtChivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....
Chi TiếtCông ty CP Quảng cáo truyền thông Thiên Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) đã tận dụng hệ thống màn hình phủ rộng các tòa nhà ở Hà Nội để quảng cáo rượu Chivas 18 mạnh 40 độ.
Hình 1: Phát hiện việc vi phạm quảng cáo rượu chivas regal , rượu chivas 18 năm trên màn hình LCD của thang máy
Mới đây, PV của BáoĐời sống & Pháp luật đã phát hiện rất nhiều màn hình của Chicilon Media treo ở các cao ốc, tòa nhà khu vực Hà Nội có phát một đoạn clip quảng cáo rượu Chivas 18 dài khoảng 30s. Chivas 18 là loại rượu Scotland và được xếp vào hàng rượu mạnh có nồng độ lên tới 40 độ.
Bộ Y tế đề xuất, để đạt mục tiêu quốc gia thì năm 2015 mức thuế thuốc lá cần lên 105% và năm 2018 là 145%. Bộ Tài chính sắp trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó có mặt hàng thuốc lá. Theo đó, Chính phủ đề nghị mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/1/2018 là 70%, và từ 1/1/2019 là 75%.
Hình 1: Bộ y tế muốn tăng tối đa hoá thuế thuốc lá tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Mức này còn thấp hơn cả đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính, chỉ tăng 5% cho giai đoạn 3 năm và thời gian áp dụng cũng lùi lại so với đề xuất ban đầu. Căn cứ theo đề xuất này thì mức tăng giá thực của thuốc lá trong 3 năm (2016-2018) là 2,9% cho cả giai đoạn, tức là tăng trung bình dưới 1% một năm. Trong khi tăng GDP ở Việt Nam dự báo là hơn 5%/năm (cho các năm này).
“Điều này có nghĩa, mức tăng giá thực của thuốc thấp hơn mức tăng GDP, như vậy sức mua vẫn tăng. Mức tăng như trên là quá thấp. Mục tiêu tăng thuế thuốc lá để giảm bớt tiêu dùng sẽ không đạt được, thậm chí là ngay cả với mức đề xuất đầu tiên”, bà Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc Văn phòng HealthBridge Canada tại Việt Nam nhận định.
Theo lời khai một số nhân chứng, điện chập cháy ở khu vực bàn DJ sau đó lan rộng ra xung quanh trước khi cả quán bar chìm trong lửa.
Hình 1: Bar Luxury cháy chỉ còn trơ khung sau 2 giờ
Sáng 24/9, hiện trường quanh quán bar Luxury trên phố Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) được cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt. Theo đại diện Công an quận Tây Hồ, bên trong đống đổ nát, khung sắt, mái tôn còn khá nóng, nguồn nhiệt tỏa ra lớn nên lực lượng chức năng chưa thể bắt đầu công tác khám nghiệm.
Trao đổi với phóng viên Zing.vn, Chỉ huy Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an quận cho biết, công tác ghi lời khai nhân chứng, bảo vệ và chủ quán bar đang được thực hiện. “Lời khai ban đầu của một số nhân chứng thể hiện, họ thấy điện bị chập ở khu vực DJ sau đó lan rộng ra xung quanh”, một cán bộ điều tra công an quận thông tin. Điểm phát cháy được xác định bắt đầu từ tầng 2.
(www.phanphoiruoungoai.com) Các nạn nhân nhập viện Saint Paul trong tình trạng kích thích, đau rát, mệt mỏi. Một số người bị vết bỏng ở tay, ngực, trong khi một số khác bị bỏng hô hấp, nhiễm độc khí.
Hình 1: Ước tính có hơn 13 nạn nhân trong vụ cháy Bar Luxury trong năm 2014
Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul cho biết, 12h đêm qua Bệnh viện này đã tiếp nhận 13 người được cho là nạn nhân trong vụ cháy bar Luxury (153 Yên Phụ, Hà Nội).
(www.phanphoiruoungoai.com ) Khoảng 11h ngày 24/4, một xe cứu hỏa tiếp tục được điều đến phun nước làm mát, phục vụ công tác khám nghiệm hiện trường dự kiến diễn ra chiều cùng ngày.
Hình 1: Cán bộ công an đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ cháy Bar Luxury
Sáng 24/9, trao đổi với báo chí, thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội cho hay, bước đầu xác định nguyên nhân của vụ cháy ở quán bar Luxury là do chập điện. Lửa từ tầng 2 của quán cháy lan xuống tầng 1. Tuy nhiên, để kết luận chính xác nguyên nhân thì phải chờ kết quả khám nghiệm và điều tra.
Hiện trường vụ cháy quán bar Luxury tại 153 Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội tiếp tục được phong tỏa. Một số nhân viên của quán được phép vào thu dọn đồ đạc, vật dụng chưa bị cháy như két sắt, tủ lạnh... mang ra ngoài.
Theo Trung tá Phan Văn Thưởng, Phó công an phường Yên Phụ: “Đám cháy bắt đầu từ nóc phía trái của quán, sau đó cháy lan các vị trí khác. Lực lượng chữa cháy đã làm hết sức, nhưng do quán có nhiều vật liệu dễ cháy nên không kịp”, ông Thưởng nói.
(www.phanphoiruoungoai.com ) Hơn 2 tiếng chìm trong lửa, bar Luxury (153 Yên Phụ, Tây Hồ) - một trong những điểm hẹn của dân chơi Hà thành - bị thiêu rụi.
Một lãnh đạo công an phường Yên Phụ cho biết, đám cháy bùng phát vào khoảng 23h đêm 23/9.
Hình 1: Tầng trên của Bar Luxury cháy rụi , gây thiệt hại lớn cho gia chủ
Ít nhất 20 lượt xe của cảnh sát phòng cháy chữa cháy Tây Hồ, Hoàng Mai, Tứ Liên... cùng cả trăm chiến sĩ lần lượt đến hiện trường tích cực phun nước từ nhiều phía vào ngọn lửa hừng hực đang bao phủ diện tích hàng trăm mét vuông. Khói đen cuồn cuộn bốc lên trời. Trong ánh lửa, trần và tường của quán dần sập xuống, trơ ra hệ thống khung sắt.
Khách vừa tháo chạy khỏi quán tập trung dọc đường dẫn xuống khách sạn Thắng Lợi. Một phụ nữ trong trang phục quần jeans, áo thun, liên tục đi lại trên đôi chân không guốc dép, than ngắn thở dài: "Khổ thân tôi, lần đầu tiên đến quán này thì xảy ra sự cố".
Ở vòng ngoài, cảnh sát giao thông, cơ động, công an, dân phòng phường Yên Phụ và các phường lân cận tạo thành một hàng rào an ninh bao trọn hai góc phố, ngăn phương tiện đi từ đường Nghi Tàm xuống chân đê, phố Yên Phụ và ngược lại.
(www.phanphoiruoungoai.com) Một đêm sau vụ cháy, lực lượng cứa hoả tiếp tục phun nước làm mát vào đống đổ nát trong bar Luxury (Yên Phụ, Hà Nội). Tường bốn phía và trần nhà đều đổ sập, quán chỉ còn trơ khung sắt và một cánh cửa.
Hình 1: Cổng của Bar Luxury sau vụ cháy vào buổi sáng 24/09/2014
Thị trường lớn nhưng cạnh tranh ngày một gay gắt khiến các cơ sở chuyên may đồng phục học sinh phải xoay xở đủ cách để giành hợp đồng mỗi mùa tựu trường.
Hình 1: Thị trường đồng phục học sinh cạnh tranh khốc liệt với các đơn hàng lớn cho học sinh , sinh viên năm 2014
Dịp cuối tháng 8 là chuỗi ngày bận rộn bậc nhất trong năm của anh Tiến, chủ cơ sở chuyên nhận may đồng phục tại từ quận Thanh Xuân (Hà Nội). Ngược xuôi khắp các mối cũ, liên hệ một số trường mới, đến nay, ông chủ này ký được 5 hợp đồng may đồng phục học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Lượng đặt tuy không nhiều hơn năm ngoái là bao, song anh Tiến cũng tạm hài lòng, nhất là trong bối cảnh phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều cơ sở khác.
Hà Nội hiện có hơn 2.500 trường học, cơ sở đào tạo với gần 1,6 triệu học sinh các cấp. Không phải nơi nào cũng đặt may đồng phục khi bước vào năm học mới nhưng đây vẫn là thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp cũng như cơ sở may mặc. Đồng phục học sinh không phải thay đổi nhiều về mẫu mã, đường kim mũi chỉ không cần quá chau chuốt trong khi có thể sản xuất với số lượng lớn.
Dự báo lượng giao dịch trong dịp Quốc khánh năm nay không bằng năm ngoái và chưa đến mức căng thẳng như Tết Nguyên đán, nhưng các ngân hàng cả tuần qua vẫn lên phương án chống nghẽn cho ATM.
Thu Lan, quê An Giang, là công nhân may tại một công ty nằm trong khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Tân, TP HCM. Mọi năm, đến dịp lễ 2/9 cô sẽ nhận được tiền thưởng của công ty, khoảng 500.000 đồng đến một triệu đồng. "Lúc đó tôi sẽ chạy ngay ra ATM rút tiền để về quê vui lễ", cô nói.
Tuy nhiên, năm nay vì làm ăn khó khăn, công ty tạm khất khoản tiền thưởng, trong khi lương thì đến ngày 5 mới có nên cô dự định ở lại thành phố và mua vài thứ gì đó về phòng trọ ăn, uống với bạn chứ không về quê.
ANTĐ - Một lô rượu ngoại không hóa đơn chứng từ vừa bị Đội QLTT số 1, Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra, phát hiện khi đang được vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Thu giữ hàng chục chai rượu ngoại bạc triệu nhập lậu
Tiêu hủy rượu ngoại nhập lậu
Thu giữ lô rượu lậu trị giá hơn 100 triệu đồng
Hình 1: Rượu Johnnie walker Black Label nhập lậu lét lút vào hà nội
14h ngày 20/8, tiến hành kiểm tra xe ô tô mang BKS 36G1- 02690 đang dừng đỗ tại đường Lê Duẩn, lực lượng chức năng phát hiện xe đang vận chuyển các thùng rượu ngoại không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Xách đồ về bán cho các cửa hàng, nhận vận chuyển với phí cao hoặc mua hàng sắp hết hạn sử dụng rồi bán lại như đồ mới... là những cách tiếp viên hàng không thường làm để tăng thu nhập.
Người Hà Nội từ lâu biết đến phố Nguyễn Sơn (quận Long Biên) như một nơi dễ dàng nhất để tìm mua "đồ bay" - hàng vận chuyển qua đường hàng không. Sản phẩm bày bán nơi đây có từ quần áo, đồ sơ sinh, thực phẩm đến thuốc bổ, thuốc chữa bệnh hay mỹ phẩm...
Hình 1: Muôn nẻo các kiếm thêm tiền của tiếp viên hàng không
Suốt đoạn phố dài vài trăm mét, có hàng chục cửa hàng. Nhân viên bán hàng khẳng định tất cả đều là hàng chuẩn, được tiếp viên hoặc phi công lựa chọn ở nước ngoài rồi xách về. Xuất xứ hàng chủ yếu từ Nhật, Hàn Quốc, Singapore, kế đó mới đến Australia hay châu Âu.
Chị Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) một người chuyên bán đồ xách tay cho biết "đồ bay" có 2 dạng chính. Một là nguồn do tiếp viên hoặc phi công các hãng hàng không xách về. Hai là dạng ship, tức là hàng được gửi qua đường chuyển phát nhanh quốc tế, thường do dân kinh doanh có người thân hoặc mối hàng ở nước ngoài gom hàng rồi gửi về.
Chênh lệch giữa giá gốc với hàng bán lại trong nước thường khoảng 25-35%, tùy sản phẩm. Thời trang, sữa các loại thường có biên lợi nhuận cao hơn cả. Một lọ vitamin tổng hợp dạng nước nhập khẩu từ Anh có giá gốc khoảng hơn 230.000 đồng, về cửa hàng bán 320.000 đồng. Một dòng sữa tại Nhật có giá khoảng 350.000 đồng một hộp, đang được bán tại Nguyễn Sơn khoảng 480.000 đến 500.000 đồng loại 820 gram.
"Đó là chưa kể một số tiếp viên mua được hàng vào mùa sale off. Quần áo, giày, túi có thể giảm tới 50-70%, về nước vẫn bán được giá cao thì lợi nhuận lớn hơn nhiều", chị cho hay.
Ngoài việc xách hàng về cho người nhà bán hoặc đổ các mối quen, nhiều tiếp viên còn nhận vận chuyển hàng từ nước ngoài về và tính phí. Chị Thúy (Đống Đa) có em gái làm tiếp viên nên đứng ra là một đầu mối chuyên nhận xách tay hàng từ Đức và Nhật Bản về Việt Nam. Tùy từng mặt hàng sẽ có đơn giá xách về khác nhau.
(Theo Rượu Song long )Tình trạng hàng giả trà trộn trong các shop bán đồ xách tay không còn là chuyện hiếm và cơ quan quản lý cũng khó lòng kiểm soát.
Phố Nguyễn Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) là nơi đặt trụ sở hãng hàng không và các đoàn bay. Đây cũng từng được coi là thiên đường hàng xách tay, với đủ loại hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, EU mang về qua đường hàng không. Nhưng với việc cửa hàng đồ bay thi nhau mọc lên, hàng hóa bán khắp phố, khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi đặt câu hỏi về chất lượng cũng như nguồn gốc. Trong khi đó, bản thân các chủ shop đều than nguồn cung từ tiếp viên, phi công... rất phập phù, hạn chế.
Hình 1: Hàng xách tay thật giả lẫn lộn , không biết đâu là thật đâu là giả đối với các hàng xách tay
Tại cửa hàng bán đồ trẻ em tại quận Cầu Giấy, có khoảng chục loại sữa và rất nhiều vitamin, thực phẩm chức năng cũng được giới thiệu là hàng xách tay từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Quản lý tại đây cho biết, cửa hàng nhập cả nguồn hàng của tiếp viên và hàng dạng ship (loại được gửi qua đường chuyển phát nhanh quốc tế, thường do dân kinh doanh có mối ở nước ngoài gom hàng rồi gửi về).
"Thời gian đầu, quy mô kinh doanh của chúng tôi còn nhỏ, chủ yếu nhập hàng của tiếp viên. Tuy nhiên, gần đây, hệ thống mở thêm mấy chi nhánh, nhu cầu hàng nhiều hơn nên chúng tôi không thể chỉ trông chờ vào nguồn hàng này được vì số lượng thất thường", chị này cho hay.
(Theo phanphoiruoungoai.com) Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng ngoài việc gây bức xúc trong xã hội, tình trạng hàng lậu tràn lan còn gây thất thu ngân sách, phá hoại sản xuất trong nước.
Hình 1: Theo Phó thủ tướng việt nam là thiên đường của các hàng hoá nhập lậu , cần có các chế tài nhất định để cải thiện tình trạng hàng nhập lậu này !
Tình trạng cơ quan chức năng ra sức chống, nhưng hàng lậu vẫn tràn ngập thị trường một lần nữa được nêu lên khá bức xúc trong buổi làm việc giữa Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng cục Hải quan và các ban ngành chiều 21/7.
Hình 2: Hàng nhập lậu bị bắt tại cảng thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo Phó thủ tướng, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lận, gian lận thương mại và hàng giả, ông Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công An) cho biết trong 6 tháng đầu năm, số vụ buôn lậu phát hiện vẫn tăng so với cùng kỳ. "Tuy lực lượng chức năng tỏ ra kiên quyết, song các biện pháp chưa đủ sức răn đe, trấn áp vì thiếu đồng bộ, trong khi đây lại là hành vi siêu lợi nhuận với những người tham gia", vị này nhận định.
Ngày 26/4, Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) cho biết đang làm việc với những người liên quan để điều tra hành vi kinh doanh được cho là trái pháp luật của tiệm vàng Hoàng Mai trên đường Bùi Hữu Nghĩa (phường 2, quận Bình Thạnh).
Trước đó, ngày 24/4, cảnh sát bất ngờ ập vào tiệm vàng Hoàng Mai sau khi một thanh niên được cho là đã đến đây đổi 100 USD sang tiền đồng.
Hình 1: Tiệm vàng hoàng mai trong buổi bị công an khám xét
Sau nhiều giờ khám xét và gặp phải sự phản đối của tiệm vàng, Công an quận Bình Thạnh đã lập "Biên bản khám xét nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính", thu giữ gần 15.000 USD, hơn 2.000 Bath Thái Lan, camera, CPU máy tính... Ngoài ra, tại két sắt khu vực kinh doanh vàng và các tủ đựng, cảnh sát cũng niêm phong 559 lượng vàng SJC, được cho là để điều tra nguồn gốc.
ANTĐ - Một lượng lớn rượu ngoại không có tem theo quy định, hoặc có nhưng bị nghi là tem giả- vừa được cơ quan chức năng phát hiện.
Hình 1: Shop Rượu Hạnh Huệ bị đội kiểm tra thị trường kiểm tra các sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ
Sáng nay (20-12), Đội QLTT số 11 phối hợp Cục Thuế Hà Nội, Hải quan TP và Phòng PC 46 – CATP.Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hoạt động chấp hành pháp luật tại cơ sở kinh doanh rượu Hạnh Huệ, HTX Hoa Đông tại địa chỉ 57 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.