Rượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...
Chi TiếtChivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....
Chi TiếtRượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...
Chi Tiết(www.phanphoiruoungoai.com)Với những hành động đang diễn ra ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng và ép buộc các nước liên quan làm quen với thứ quyền lực mà họ phô ra, các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định.
Trao đổi với VnExpress, Craig Martin, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Washburn, Mỹ, cho rằng việc Trung Quốc khăng khăng duy trì giàn khoan tại Hoàng Sa hơn một tháng nay cho thấy nước này có vẻ như đang cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực.
Hình 1: Hoạt động cải tạo đất trái pháp luật quốc tế của trung quốc trên đảo gạc ma
"Bằng cách triển khai những giàn khoan như vậy, họ dường như đang nghĩ rằng có thể thay đổi thực tế, nhằm đưa những yêu sách với những vùng nước này và những nguồn tài nguyên bên dưới", ông Martin nói.
Hình 2: Tàu Hải cảnh trung quốc hung hăng tấn công các tàu cá việt nam khi có ý định đánh cá quanh dài khoan của trung quốc
Từ khi đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 tại vùng thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn tàu cùng máy bay, kể cả tàu quân sự. Khi bị Việt Nam yêu cầu rút giàn khoan và tàu thuyền về nước, Trung Quốc lại ngang nhiên nói họ đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của họ, hòng biến vùng biển của Việt Nam thành của Trung Quốc.
(www.phanphoiruoungoai.com) Trước các báo cáo cho rằng Trung Quốc đang thay đổi cấu tạo của các bãi đá ở Trường Sa, trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho rằng hành động đó sẽ là đi quá xa cam kết duy trì nguyên trạng mà các bên đã nhất trí từ năm 2002.
Hình 1: Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel phát biểu về vấn đề biển đông ở việt nam bị trung quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo một cách trắng trợn
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel nhận định như trên trong cuộc họp báo qua điện thoại hôm 10/6 từ Yangon, Myanmar. Dưới đây là những câu hỏi từ báo chí Việt Nam và quốc tế dành cho ông Russel trong cuộc họp này.
Tham mưu trưởng Cảnh sát biển cho biết các tàu Trung Quốc đã làm hư hỏng 19 tàu kiểm ngư, 5 tàu cảnh sát biển và khiến 12 kiểm ngư viên bị thương kể từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, cho hay ngoài các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, và tàu dịch vụ phục vụ cho hạ đặt giàn khoan, Trung Quốc dùng cả tàu cá vỏ sắt có lượng giãn nước từ 200 đến 400 tấn. Số lượng tàu cá này tăng từ hơn chục chiếc đến 60 chiếc. Ngoài ra còn nhiều loại tàu chiến và máy bay khác nhau.
Hình 1: Tàu cảnh sát biển việt nam bị tàu cá trung quốc đâm thủng do bảo vệ biển đảo
"Trung Quốc tạo ba vòng bảo vệ cho giàn khoan. Vòng một từ 1 đến 3 hải lý, gồm tàu vận tải, tàu dịch vụ. Vòng 2 từ 5 đến 7 hải lý gồm tàu chấp pháp, hải cảnh, hải giám, hải tuần. Vòng 3 gồm các tàu chiến, tàu cá", ông Thu nói.
Truyền thông Trung Quốc trắng trợn tung hô đoàn đại biểu của nước mình tại Shangri-La, bỏ qua mọi sự thật và làm ngơ trước những chỉ trích mạnh mẽ về thái độ của mình.
1 người TQ 10 năm kiên trì vạch mặt “trò hề” Bắc Kinh ở Biển ĐôngShangri-La: Australia sẽ thuyết phục TQ về một “con đường khác”Buổi sáng dị thường ở Shangri-La và giới hạn cho Trung Quốc
Hình 1: Trung quốc ê chề ở hội nghị Shangrila
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị Shangri-La 2014 tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: “Chính phủ của tôi ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Philippines khi họ kêu gọi ban hành một nghị quyết giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Ông Abe đồng thời khẳng định nước này sẽ dành sự “ủng hộ tối đa cho các quốc gia ASEAN” trong việc đảm bảo an ninh vùng trời, vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, đồng thời gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân.
Hình 1: Phát ngôn viên bộ ngoại giao việt nam Lê Hải Bình lên tiếng chỉ trích vụ tấn công ở tân cương gây thiệt hai nhiều cho các cư dân trung quốc
"Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ngày 22/5 tại Thành phố Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc, khiến nhiều thường dân vô tội bị thiệt mạng và bị thương", thông cáo của Bộ Ngoại giao dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Hải Bình phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
Hình 1: Thủ tướng nguyễn tấn dũng một lần nữa khẳng định Việt Nam không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông
Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được nhiều câu hỏi của báo giới nước ngoài về vấn đề Biển Đông, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Bạn hỏi về biện pháp quân sự? Không".
Dù công ty bị đốt phá tan hoang nhưng ông chủ người Đài Loan thông báo trả lương tháng đầy đủ cho công nhân. Đại diện lãnh đạo công ty còn khẳng định đang tìm mặt bằng xây dựng lại nhà xưởng.
Sáng 20-5, một số công nhân đến trước cổng Công ty TNHH Việt Nam Mỹ Thanh (doanh nghiệp vốn Đài Loan bị đập phá, phóng hỏa, hôi của, đóng tại KCN Việt Nam – Singapore) đã ứa nước mắt khi đọc tờ giấy thông báo được bộ phận quản lý của công ty dán trước cổng.
Hình 1: Vẻ mặt buồn ràu của người đàn ông đài loan khi đọc thông báo , và đại diện cho chủ đầu tư thông báo với công nhân về vấn đề doanh nghiệp tạm dừng sản xuất
Nội dung tờ thông báo: “Công ty Mỹ Thanh chúng ta từ trước đến nay đều kinh doanh hợp pháp, đối đãi với nhân viên thân thiện, tích cực nhưng không ngờ trong vụ vừa qua chịu thiệt hại nặng nề.
Rất cảm ơn anh chị em đồng nghiệp Việt Nam trong ngày hôm đó đã hợp sức bảo vệ và hộ tống các quản lý người Trung Quốc và Đài Loan rời khỏi công ty an toàn. Đến hôm nay, họ đều đã về đến nhà an toàn và mong muốn thông qua công ty gửi lời cảm ơn đến tất cả đồng nghiệp Việt Nam”
Tờ thông báo viết tiếp: “Từ sau khi xảy ra vụ việc đến nay, vẫn còn nhiều đồng nghiệp của chúng ta tiếp tục kiên trì bám trụ để hỗ trợ công ty. Công ty cũng sẽ cố gắng hết sức để lấy lại tinh thần. Hy vọng chúng ta có thể tiếp tục hợp tác trong thời gian tới.
(Kênh 13 - Rượu Song Long) – Vụ va chạm trên biển ngoài khơi phía đông tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc hôm 20/5 khiến hai người chết và hai người mất tích.
Hôm 20/5, 7 người trên tàu cá “Min Chang Yu 23156” bị văng xuống biển sau khi tàu của họ va chạm với một con thuyền khác. Một trong hai chiếc đã chìm ngoài khơi phía đông tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin.
Hình 1: Tàu cá trung quốc đấu đầu với tàu cá việt nam làm 2 người chết
Lúc 15h38 theo giờ địa phương, Cục Hải Quan quản lý an toàn hàng phải Phúc Châu nhận được cuộc gọi khẩn cấp. Họ nhanh chóng cử máy bay và tàu cứu hộ tới hiện trường.
Khẳng định sẽ nhanh chóng triển khai chỉ đạo của Thủ tướng về việc hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ tịch tỉnh Bình Dương cho biết sẽ xin ý kiến Chính phủ, Bộ Công an để thành lập các đồn công an tại các khu công nghiệp nhằm đảm bảo an ninh.
Hình 1: Phó thủ tướng Vũ văn ninh động viên thăm hỏi các doanh nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi tình hình bạo động tại việt nam
Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có buổi gặp gỡ hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, hiệp hội chế biến gỗ, may mặc và đại diện các doanh nghiệp, chủ đầu tư tại tỉnh Bình Dương. Động thái này nằm trong một loạt những nỗ lực của Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn và có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp bị thiệt hại vì những kẻ lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc, đã đập phá khiến hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines trong cuộc hội đàm hôm nay đều kiên quyết phản đối, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm ở Biển Đông.
Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Tổng thống Philippines Begino S. Aquino III diễn ra vào 17h chiều nay, nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng tại quốc đảo, và kéo dài gần một giờ.
Hình 1: Thủ tướng nguyễn tấn dũng trong buổi hội đàm về tình hình biển đông năm 2014
"Tôi và Ngài Tổng thống cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông, trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển", thông cáo của Bộ Ngoại giao dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong cuộc điều trần ngày 20/5 của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về ngân sách hoạt động và viện trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ cho khu vực trong tài khóa 2015, các nghị sỹ Mỹ cho rằng các hành động của Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông là một thách thức lớn đối với Mỹ và các nước trong khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cùng với các vấn đề khác liên quan tới Trung Quốc như an ninh mạng, chủ đề Biển Đông đã chiếm phần lớn thời lượng cuộc điều trần kéo dài gần một tiếng rưỡi.
Các nghị sỹ cũng như Trợ lý Ngoại trưởng Russel đều cho rằng hành động đơn phương gây căng thẳng qua việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại Biển Đông và sử dụng nhiều tàu thuyền, trong đó có tàu của Hải quân, hộ tống đã và đang đe dọa tới hòa bình và an ninh cũng như sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Hình 1: Quốc hội mỹ bàn tán sôi nổi vấn đề chủ quyền biển đông Việt nam
Phát biểu trong cuộc điều trần, ông Russel khẳng định các diễn biến ở Biển Đông hiện nay là những hành động của Trung Quốc nhằm “giành giật chủ quyền một cách phi pháp và việc xây dựng trên đảo Gạc Ma là hành động nhằm quân sự hóa các hòn đảo tranh chấp để làm cơ sở cho các yêu sách chủ quyền.”
Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương Steve Chabot cho rằng các hành động nói trên của Trung Quốc chính là “một trong những thách thức đối với mục tiêu mà Mỹ đặt ra ở khu vực” khi thực hiện chiến lược tái cân bằng.
50 năm trước, ngày 5/6/1964, Cơ quan Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Pháp ORTF đã đăng tải đoạn video dài 9 phút, ghi lại chân thực tuyên bố đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh quan điểm về quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc.
Hồ Chủ tịch khẳng định với nữ nhà báo Pháp Danielle: “Jamais!” Một từ chắc nịch có nghĩa là “Không bao giờ”. Không bao giờ có thể xảy ra một sự phụ thuộc nào tổn hại đến độc lập chính trị và chủ quyền quốc gia.
Hình ảnh: Buổi phỏng vấn hồ chủ tịch khi nói về vấn đề trung quốc và vấn đề biển đảo , tuyên bố sự lệ thuộc vào trung quốc là không bao giờ xảy ra ở việt nam
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Thưa ngài chủ tịch, ngài có thể cho biết có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự ở miền Nam Việt Nam không?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không. Như cô biết đấy, “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”. Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài người Mỹ sẽ càng sa lầy và càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi vui mừng là những nhà chính trị Pháp cũng biết rõ điều này.
- Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có một giải pháp trọng tài nào đó cho sự xung đột này?
Không biết cô hiểu thế nào về từ trọng tài, chúng tôi đâu phải là một đội bóng.
“Ông cha ta thường nói “cái khó ló cái khôn”. Ở kỳ họp Quốc hội này, người dân đang mong chờ một sáng kiến của các đại biểu thay mặt mình, mong chờ một nghị quyết làm sao thể hiện được tư tưởng của Bác Hồ là “lấy bất biến ứng vạn biến”.
Hình 1: Bác hồ và lực lượng hải quân việt nam ,tài trí của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Đó là quan điểm của nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão, khi ông trao đổi với báo giới về tình hình biển Đông bên hành lang Quốc hội, sáng 20/5.
Ông Mão nói:
- Việc phê phán Trung Quốc và kêu kêu gọi nhân dân thế giới, nhân dân các nước ủng hộ chúng ta trong vấn đề biển Đông là đương nhiên rồi.
Nhưng có một điều rất cần thiết, rất quan trọng mà tôi mong muốn rằng chúng ta phải thể hiện rõ, đó là thái độ rất thiện chí đối với nhân dân Trung Quốc. Vì nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân Việt Nam, đều yêu chuộng hòa bình.
Còn hành động kia là hành động của bộ phận lãnh đạo, chúng ta làm sao phải thu phục được lòng người, để nhân dân Trung Quốc hiểu được cái đó.
Hiện tôi nghĩ rằng nhân dân Trung Quốc chưa hiểu được điều đó, họ bị lãnh đạo của Trung Quốc, có thể nói là theo một kiểu tuyên truyền để coi như là vùng đó là của Trung Quốc, coi Trung Quốc làm điều đó hoàn toàn là chính đáng, đồng thời phê phán Việt Nam là hiếu chiến, là gây sự. Nếu nhân dân Trung Quốc hiểu như vậy là rất nguy hiểm.
Cho nên rất quan trọng ở kỳ họp Quốc hội lần này thảo luận, trong nghị quyết phải nói rõ ràng chúng ta yêu mến nhân dân Trung Quốc, chúng ta tha thiết mong nhân dân Trung Quốc hiểu chúng ta nhiều hơn.
Nếu sử dụng hải quân, không quân để đối phó với hành động xâm phạm của Trung Quốc trên thềm lục địa Việt Nam, chúng ta sẽ mắc bẫy mưu kế của họ. Khi đó, Trung Quốc sẽ có cái cớ để đặt điều nói xấu Việt Nam với quốc tế .
Đó là phân tích của Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trước động thái mới của Trung Quốc khi sử dụng một số máy bay quân sự để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở vùng biển Việt Nam.
Hình 1: Thiếu tướng lê mã lương trong buổi phỏng vấn đề vấn đề trung quốc sử dụng không quân giăng bẫy việt nam
Theo tướng Lương, việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự xâm phạm trái phép cả về luật biển, chủ quyền trên biển, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Chính vì thế, những ngày vừa qua, nhân dân Việt Nam, những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, những thành viên hiểu biết trong nhà cầm quyền nước Mỹ và trên thế giới đồng loạt xuống đường phản đối hành động của Trung Quốc như là hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam.
La Viện trắng trợn tuyên bố không chỉ là bây giờ mà sau này Trung Quốc sẽ liên tục khai thác dầu ở biển Đông và các nước nhỏ phải chấp nhận.
La Viện, viên tướng về hưu nổi tiếng vì những phát ngôn diều hâu của quân đội Trung Quốc vừa có bài đăng tải trên một số báo của nước này, trong đó đưa ra những luận điệu vu cáo, bóp méo sự thật về giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Hình 1: Tướng quân la viên nói về tình hình biển đông
Viên tướng diều hâu này suy đoán một cách vô căn cứ rằng, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới các nước châu Á gần đây “là một liều thuốc động viên, khiến cho Việt Nam và Philippines đồng loạt khiêu khích Trung Quốc”.
La Viện tiếp tục lời lẽ bịa đặt thường thấy khi “kể tội” Philippines bắt ngư dân trong “lãnh hải” của Trung Quốc, còn Việt Nam “quấy rầy giàn khoan của Trung Quốc khi nó đang vận hành bình thường”.