•  CHIVAS 18 NĂM
    1.300.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 18 NĂM

    Rượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 21 NĂM
    2.500.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 21 NĂM

    Rượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 12 NĂM
    600.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 12 NĂM

    Chivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....

    Chi Tiết

Những đổ vỡ doanh nghiệp vì cổ đông

Người ta thường nói, người Việt kinh doanh, làm ăn chung không lâu bền, khác hẳn với người Hoa, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản hay người châu Âu, châu Mỹ. Đó cũng là một trong những lý do tại sao số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam ngày càng lớn. Cho đến thời điểm hiện tại, trong số hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động, các doanh nghiệp cỡ lớn chỉ chiếm khoảng 2% và cũng ngần ấy phần trăm các doanh nghiệp cỡ vừa. Còn lại 95-96% là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo phát biểu của ông Vũ Tiến Lộc tại Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014”.

 

nhung-sai-lam-khi-khoi-nghiep

Hình 1: Những sai lầm có thể gây đổ vỡ doanh nghiệp khi hùn vốn với các cổ đông

 

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đổ vỡ là những tranh chấp nội bộ giữa các cổ đông (công ty cổ phần), thành viên (công ty TNHH), sau đây gọi tắt là Cổ đông trong công ty, dẫn tới việc chia nhỏ các cổ đông hoặc các bên có thể ngại cộng tác với nhau. Tech startups, hay còn gọi là các nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cũng không nằm ngoài quy luật trên.

Không phân biệt rõ ràng tư cách cổ đông và người lao động

Phần lớn các mâu thuẫn dẫn tới tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty là do việc phân chia không đồng đều với nhau, không giải quyết được việc người làm nhiều, người làm ít, người không làm để phân chia lợi nhuận tương xứng với công sức của từng người.  Nguyên nhân  xuất phát những mâu thuẫn trên là do việc các bên không phân biệt, xác định được rõ tư cách Cổ đông và tư cách người lao động của công ty.

Cụ thể, Cổ đông thì chỉ được hưởng cổ tức khi công ty kinh doanh có lợi nhuận. Cổ đông nếu trực tiếp làm việc tại công ty thì còn là người lao động của của công ty. Ngoài phần  cổ tức, cổ đông trên còn được hưởng thêm tiền lương (hàng tháng), tiền thưởng (nếu hoàn thành công việc) từ công ty.

Cổ đông khi làm việc và lĩnh lương từ công ty thì cũng chỉ là người lao động của công ty và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình với ông chủ là công ty. Nếu cổ đông – người lao động không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao thì phải bị kỉ luật lao động, giảm trừ các khoản tiền thưởng liên quan. Đặc biệt, công ty hoàn toàn có thể cho Cổ đông – người lao động trên nghỉ việc để trả lương thuê người bên ngoài  vào làm việc, quản lý công ty hiệu quả hơn.  Dù là cổ đông nhưng công ty nên giao chỉ tiêu công việc cụ thể để làm cơ sở xác định mức độ hoàn thành công việc để làm căn cứ khen thưởng rõ ràng.

Còn đối với các Cổ đông chỉ góp vốn không làm việc tại công ty thì nghĩa vụ chính của họ là góp đủ vốn theo đúng cam kết với công ty. Họ không có trách nhiệm phải trực tiếp làm việc, đóng góp cho công ty và cũng không hưởng lương từ công ty.

Việc xác định rõ tư cách cổ đông và tư cách người lao động như trên sẽ giải được bài toán phân chia tiền lương, tiền thưởng, chia cổ tức và giao trách nhiệm công việc cho các bên.

Giải quyết mâu thuẫn như thế nào ?

Khi mẫu thuẫn, tranh giành quyền lực giữa các cổ đông xảy ra thì điều lệ công ty,  luật doanh nghiệp là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Nhưng trên thực tế khi phát sinh các tranh chấp thì các bên thường không tự thương lượng với nhau mà lựa chọn cách giải quyết theo kiểu “bất cần pháp luật” dưới các hình thức như: không bàn giao con dấu, giấy phép đăng ký kinh doanh, tài khoản ngân hàng, sổ sách kế toán thậm chí là quyền điều khiển trang web của công ty.  Việc trên có thể dẫn tới hậu quả là công ty buộc phải tạm ngừng hoạt động kéo dài, chờ Toà án và các cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết.

Do đó, khi bắt tay vào thành lập công ty thì cũng là lúc các Cổ đông nên thảo luận việc sẽ giải quyết tranh chấp nội bộ công ty như thế nào để êm đẹp giữa các bên, duy trì hoạt động của công ty.

Một trong những lời khuyên phù hợp nhất là khách hàng ngay từ đầu nên lập biên bản thoả thuận nội bộ giữa các Cổ đông. Theo đó, nếu các Cổ đông số lẻ nếu tranh chấp với tập thể số lớn thì có thể không tiếp tục làm việc mà chỉ nắm cổ phần tại Công ty hoặc chuyển nhượng lại các cổ phần trên cho các cổ đông khác để tìm kiếm công việc, đầu tư mới. Trường hợp các bên tranh chấp ngang nhau thì nên đấu giá theo hình thức ai trả giá cao thì chuyển nhượng cho họ.

Việc định giá công ty các bên ngay từ đầu nên mời một người lớn tuổi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, một kế toán (kiểm toán) và một Luật sư không liên quan để độc lập định giá công ty.

Tất nhiên việc thương lượng trên chỉ là cam kết của các bên để khi xảy ra tranh chấp thì có cách giải quyết được thuận lợi và nhanh chóng. Trường hợp các bên đã cam kết nhưng không thực hiện thì vẫn phải dựa vào phán quyết cuối cùng của Toà án hoặc/và các cơ quan thẩm quyền khác.