Chivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....
Chi TiếtRượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...
Chi TiếtRượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...
Chi TiếtGiấy phép kinh doanh rượu tây gồm những gì , bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu xem cần những gì để có thể kinh doanh rượu ở việt nam , các luật định của nhà nước mà doanh nghiệp nên biết để có phương hướng cho việc triển khai kinh doanh của mình trong những năm 2014 .Đây cũng là bài tìm hiểu của công ty rượu song long cung cấp cho các doanh nghiệp đang muốn cấp phép giấy phép kinh doanh rượu ở Việt Nam .
I. Căn cứ pháp lý:
1. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về Qui định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
2. Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
3. Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
THÔNG TIN PHÁP LÝ THAM KHẢO:
- Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Quyết định 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/3/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về ban hành “quy định về điều kiện sức khỏe đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay”.
- Quyết định 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 về việc ban hành “Quy chế công bố về tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”.
- Quyết định 39/2005/QĐ-BYT quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.
- Thông tư 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
- Thông tư 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7043:2002 (Rượu trắng – Quy định kỹ thuật) năm 2002 của Bộ KH và CN.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2002 (Rượu mùi – Quy định kỹ thuật) của Bộ KH và CN năm 2002.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2002 (Rượu vang – Quy định kỹ thuật) của Bộ KH và CN năm 2002.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1052:1971 (Etanol tinh chế – Yêu cầu KT) của Bộ KH và CN năm 2002.
II. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu : Hồ sơ gồm 1 bộ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu (phụ lục kèm theo);
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Phương án kinh doanh (đối với thương nhân kinh doanh bán buôn rượu), gồm các nội dung:
- Đánh giá tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán) với các nhà cung cấp rượu (nếu đã kinh doanh), trong đó nêu rõ: các số liệu tổng hợp về loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận;
- Dự kiến kết quả kinh doanh cho năm tiếp theo kể từ năm thương nhân xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu; trong đó nêu rõ: tên, địa chỉ của nhà cung cấp rượu sẽ mua, loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế sẽ nộp, lợi nhuận;
- Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;
- Bảng kê danh sách thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình, bao gồm: tên thương nhân, địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán rượu (nếu có), mã số thuế, bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh rượu (nếu đã kinh doanh), địa bàn kinh doanh dự kiến;
- Hồ sơ về kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng), gồm:
+ Địa điểm và năng lực (sức chứa) của kho;
+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
+ Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho (để bảo đảm kho luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
+ Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
d) Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng giay phep san xuat ruou , hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán buôn;
đ) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm:
- Địa chỉ và mô tả khu vực kinh doanh rượu;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
- Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
*Ghi chú:
- Thương nhân đăng ký kinh doanh bán buôn rượu từ 02 tỉnh trở lên gửi hồ sơ về Bộ Công Thương;
- Thương nhân kinh doanh bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh gửi hồ sơ về Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính;
- Thương nhân kinh doanh bán lẻ rượu gửi hồ sơ về Phòng Công Thương cấp huyện nơi thương nhân có trụ sở chính.
II. HỒ SƠ HÀNH CHÍNH:
1. Đơn đề nghị cấp giay phep san xuat ruou (theo mẫu);
2. Bản sao hợp lệ giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận mã số thuế;
3. Tài liệu pháp lý liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người:
3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất (hoặc kể từ khi được cấp đăng ký kinh doanh đến khi doanh nghiệp xin cấp phép sản xuất rượu nếu thời hạn dưới 5 năm), trong đó nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm rượu, các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận (đối với các cơ sở đang hoạt động);
3.2. Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (sản lượng từng nhóm sản phẩm, nộp thuế, lợi nhuận) cho 5 năm tiếp theo kể từ năm xin cấp Giấy phép;
3.3. Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị chuyên ngành các công đoạn chính như: nấu, lên men, chưng cất, chiết rót…;
3.4. Bảng kê danh mục thiết bị chuyên ngành đo lường, kiểm tra chất lượng men rượu, hàm lượng đường, nồng độ cồn;
3.5. Bảng kê danh mục các máy móc, thiết bị để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm; bản thiết kế hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm;
3.6. Bảng kê diện tích (bao gồm khu chế biến và khu bảo quản có tổng diện tích không dưới 500m2 ), sơ đồ thiết kế nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác. Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu nhà xưởng, công trình và quyền sử dụng đất (hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…);
3.7. Bản sao hợp lệ bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn, giấy chứng nhận sức khỏe và Hợp đồng lao động với người lao động kỹ thuật, người trực tiếp sản xuất.
4. Tài liệu liên quan đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Bản sao hợp lệ hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm còn hiệu lực;
5. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
6. Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm rượu;
7. Tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
8. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với nhà máy có công suất thiết kế từ 100.000 lít sản phẩm/năm trở lên) hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
9. Bản sao hợp lệ văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữ cháy có thẩm quyền cấp;
10. Hồ sơ thiết kế và danh mục phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy;