Chivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....
Chi TiếtRượu Chivas 21 hay Royal Salute 21 Years Old là kết quả của sự pha...
Chi Tiết(www.phanphoiruoungoai.com) Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng.
Hình 1: Khách hàng chọn mua hàng tết 2014
Bên cạnh đó, các hệ thống phân phối cũng bắt đầu thu mua và dự trữ nguồn hàng để cung ứng ra thị trường.
Để tránh xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá trong dịp Tết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa yêu cầu ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần có kế hoạch tích trữ đầy đủ những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, rau củ quả và thủy sản.
Chủ động nguồn hàng
Càng cận kề thời điểm cuối năm, tại một số thị trường có nhu cầu tiêu dùng lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, kế hoạch chuẩn bị hàng Tết đã được triển khai mạnh mẽ.
Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Giáp Ngọ năm 2014 tăng khoảng 10-15% so với các tháng trong năm. Riêng một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ có thể tăng trên 20%.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho rằng: Đây là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Các doanh nghiệp này chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 10-15% so với các tháng trong năm và bán ra thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hoặc tồn đọng hàng hóa sau Tết.
Đặc biệt, Sở sẽ triển khai 610 điểm bán bình ổn giá cố định được treo biển nhận diện và khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng… không treo biển nhận diện nhưng bảo đảm giá bán ổn định theo bảng giá của Bộ Tài chính.
Về phía Thành phố Hồ Chí Minh, tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ cho hai tháng trước và sau Tết Giáp Ngọ 2014 là hơn 7,5 tỷ đồng.
Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết (từ ngày 1/1-31/1/2014) giá trị hàng bình ổn xấp xỉ 2,5 tỷ đồng. Cùng với đó, khả năng cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp tăng bình quân 114% so với kế hoạch thành phố giao. Nhiều mặt hàng được chuẩn bị với số lượng lớn, khả năng chi phối từ 30-60% nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho thị trường Tết tại thành phố năm nay từ các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn sẽ chiếm từ 30-40% thị phần tập trung vào các mặt hàng như thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, rau củ quả và gạo.
Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cũng đã triển khai trên 7.500 điểm bán hàng bình ổn giá, với lượng hàng hóa dồi dào, chất lượng đảm bảo và giá cả theo giá đã đăng ký nhằm hạn chế hiện tượng đầu cơ, găm hàng, qua đó góp phần cân đối cung cầu, giảm tình trạng thiếu hụt nguồn cung cục bộ và giá cả tăng giá đột biến vào dịp lễ, Tết.
Lo lắng sức mua
Mặc dù lượng hàng hóa cho dịp Tết này đã được các doanh nghiệp chuẩn bị tương đối đầy đủ nhưng nhiều đơn vị vẫn lo lắng về sức mua của thị trường.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng: Năm nay sức mua sẽ giảm đi, nguyên nhân do lạm phát tuy đã hạ nhiệt song tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động chưa được cải thiện nên sức mua sẽ bị hạn chế.
Riêng về giá cả các mặt hàng Tết năm nay, hệ thống các siêu thị Hà Nội mới chỉ đảm nhận được 20% doanh số, trong đó hàng tết chiếm từ 5-10%, số còn lại sẽ do thị trường tự do quyết định chất lượng và giá cả. Do đó, cần phải tổ chức tốt hệ thống phân phối, tổ chức các hội chợ nhất là ở các huyện ngoại thành, hạn chế tình trạng người nghèo mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.
Về công tác bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết: Bộ sẽ có văn bản chỉ đạo các địa phương báo cáo tình hình. Theo ghi nhận ban đầu, đến nay đã có 11 tỉnh triển khai bình ổn giá với tổng số tiền 850 tỷ đồng.
Ông Võ Văn Quyền cho biết thêm: Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lớn để kết nối cung cầu với trên 300 doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ với Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo đầu ra cho các sản phẩm trong nước.
Mặt khác, Bộ cũng đã có ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị con giống nhằm tăng khả năng tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Giáp Ngọ 2014.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương điều tiết cân đối cung-cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý, gắn sản xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu.
Thời điểm cuối năm cũng là dịp để các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng trốn lậu thuế hoành hành.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đề nghị lực lượng Quản lý thị trường phải thường xuyên kiểm tra kiểm soát thị trường, nhất là việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, cũng như tăng cường chống hàng lậu, hàng giả.
Theo - Phân Phối Rượu Ngoại