Tiếp cận tỉ lệ Reach trong Digital Marketing

Tỷ lệ tiếp cận(Reach)

Nhu cầu đo lường:

Mục đích của  quảng cáo là nhằm thu hút một phân khúc khách hàng cụ thể. Chuyên gia marketing cần phải biết quy mô của lượng khán giả được tiếp cận của những mẫu quảng cáo này.

 

Giải pháp:

Tỷ lệ tiếp cận(Reach) đo lường số lượng hoặc tỷ lệ phần trăm khán giả mục tiêu được một quảng cáo đơn lẻ tiếp cận trong một khoảng thời gian xác định. Trong trường hợp này, quảng cáo được định nghĩa: là “một cơ hội” để những người thuộc đối tượng khán giả mục tiêu có thể nghe hoặc nhìn thấy một tiết mục quảng cáo cụ thể. Như vậy, chưa chắc là khán giả mục tiêu đã thực sự nghe hoặc thấy tiết mục quảng cáo. Khi một cá nhân nằm trong nhóm mục tiêu thực sự xem mẫu quảng cáo thì được tính là một lần xuất hiện(impression). Trong quảng cáo trực tuyến, hình thức này được gọi là một lượt xem(view).

Ví dụ: Chúng ta có 100 hộ gia đình trong một thị trường cụ thể. 50 hộ trong số này “có cơ hội” tiếp xúc với quảng cáo của một công ty từ một đến nhiều lần. vì tổng thị trường là 100 hộ và có 50 hộ có cơ hội thấy quảng cáo nên tỷ lệ tiếp cận của quảng cáo là 50%.


Tác động đến việc ra quyết định:

Biết được tỷ lệ tiếp cận, marketer sẽ có thể chọn được phương tiện truyền thông hiệu quả hơn, có thể thu hút được tốt nhất những khán giả mục tiêu mà họ đang muốn đạt được. Dữ liệu thực tế về phạm vi có thể khác nhau tùy thuộc vào thời điểm trong ngày và chương trình(phát thanh, truyền hình) hoặc nội dung(Ấn phẩm xuất bản), marketer phải xác định phạm vi hiệu quả nhất mà họ có thể đạt tới.

Đa số các công ty truyền thông đều cung cấp nhiều thông tin bổ sung cần thiết(media kit) thể hiện các dữ liệu về phạm vi cũng như hồ sơ về nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu như: độ tuổi, thu nhập, thói quen, dân tộc,…Hình thức truyền thông cũng rất đa dạng: Đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, Billboard, Digital Tool.

Như đã trình bày, trên thực tế, tỷ lệ tiếp cận không đo lường số lần xuất hiện(impression) của tiết mục quảng cáo mà chỉ đo lường số người ở trong phạm vi mà thông điệp có thể ảnh hưởng. Một đoạn quảng cáo phát trên TV sẽ được coi là một lần quảng cáo, ngay cả khi khán giả đi vào nhà bếp trong suốt thời gian phát quảng cáo đó. Vì vậy, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng phạm vi.  Một đề xuất: chỉ nên công nhận con số tỷ lệ tiếp cận mà ở đó khán giả mục tiêu thực sự nhìn, nghe thấy quảng cáo.

Tỷ lệ tiếp cận được xác lập trong quá trình xây dựng kế hoạch tiếp thị. Thông qua nhiều kênh: Công ty truyền thông, đại lý quảng cáo, kết quả nghiên cứu,…để nắm bắt được số liệu về tỷ lệ tiếp cận. Tỷ lệ tiếp cận là con số “ước tính” mà chúng ta phải cẩn trọng khi sử dụng. Các công ty truyền thông thường sẽ ước tính tỷ lệ này theo chiều hướng cao, nhưng, đối với các công ty ở Mỹ, việc ước tính phải tuân thủ những quy tắc quan sát do Tổ chức nghiên cứu quảng cáo đặt ra.