Rượu Chivas 21 hay Royal Salute 21 Years Old là kết quả của sự pha...
Chi TiếtChivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....
Chi TiếtTựa đề của bài viết dựa theo tên một cuốn sách (Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái – Trần Hân). Và tôi sẽ đứng trên quan điểm của một người đã từng là trẻ con để nêu ra một số quan điểm liên quan tới giáo dục trẻ em.
Hình 1: Hình ảnh gia đình dân tộc do thái
Nhắc đến người Do Thái hẳn ai cũng phải ngưỡng mộ trí tuệ của họ. Đây là một trong những dân tộc ưu tú nhất Thế Giới và sản sinh ra nhiều vĩ nhân như nhà bác học Albert Einstein, Nhà tâm lý học Sigmund Freud, họa sĩ Picasso, Karl Marx…
Đối với người Do Thái, điều đầu tiên họ dạy trẻ em là phải luôn tôn thờ Trí Tuệ. Nếu nhà bị cháy, bạn sẽ bảo con bạn mang theo thứ gì? Có câu chuyện kể Người Do Thái dạy con họ rằng lúc đó hãy mang theo trí tuệ vì “trí tuệ là thứ không thể đốt cháy và sẽ ở bên con mãi mãi.” Bởi thế người Do Thái không những chú trọng đến việc học hành ở nhà trường mà còn chú ý tới khả năng tư duy của trẻ em. Việc học của trẻ em Do Thái không chỉ bó buộc trong kiến thức sách vở mà chúng còn được chỉ dạy nhiều cách tiếp cận khác nhau thông qua việc tiếp xúc với những nguồn tài liệu hợp lý, giao lưu với những con người khác nhau để cùng tích lũy thêm kiến thức. Nhìn lại nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều chạy theo bệnh thành tích, nhồi nhét vào đầu trẻ những chương trình quá tải, những kỳ thi nặng nề và những áp lực về điểm số, một chương trình giáo dục không những được học ở trường mà đứa trẻ còn phải đi học thêm vài ba thầy cô khác, các bậc cha mẹ thúc em con em mình học bài – làm bài như một nghĩa vụ.
Người Do Thái có câu “Không là con lừa cõng trên lưng nhiều sách.” Khác với trẻ em Do Thái vừa được tiếp thu kiến thức, vừa phải suy nghĩ sáng tạo, vừa đặt câu hỏi – tạo nghi ngờ cho các vấn đề thì trẻ em Việt Nam hiện nay chấp nhận kiến thức một cách máy móc, gia đình và nhà trường không quan tâm tới việc tạo ra những cách kích thích nhu cầu tò mò tìm hiểu của trẻ.
Người Do Thái rất yêu sách, đối với họ sách có mùi vị của quả ngọt. Họ có truyền thống luôn đặt tủ sách ở đầu giường để đọc được nhiều sách và thường xuyên hơn. Họ cũng luôn làm gương và có kế hoạch bồi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ em. Chúng ta hãy nhìn lại thói quen đọc sách của người Việt, đặc biệt là các bậc cha mẹ.
Trẻ em Do Thái luôn được dạy tính tự lập từ nhỏ. Trong lúc, ở Việt Nam các ông bố bà mẹ chăm chút cho đứa con mình từng chút một từ việc ăn việc ngủ, tất tần tật mọi thứ luôn làm hộ con thì trẻ em Do Thái không như thế. Người Do Thái luôn dạy con phải biết tự làm mọi việc của bản thân. Ở Việt Nam thường thấy cái cảnh một đứa trẻ vấp ngã, bà mẹ sẽ lo lắng suýt xoa, dỗ dành nhưng đứa trẻ Do Thái tự vấp ngã sẽ tự đứng lên, cha mẹ sẽ không giúp đỡ và đứa trẻ luôn được dạy phải thể hiện mình đã là người lớn. Chúng ta vẫn thường thấy cảnh ba mẹ mặc áo quần giày dép cho một đứa trẻ 5 tuổi ở Việt Nam, nhưng người Do Thái đã rèn cho con của họ làm mọi việc cá nhân ở cái tuổi đó. Cha mẹ nào cũng yêu thương con nhưng không phải ai cũng biết yêu thương con đúng cách, có rất nhiều người nhầm lẫn tình yêu với sự nuông chiều, và sự nuông chiều sẽ đánh cắp mất tính độc lập của đứa trẻ. Tin tưởng và luôn dựa vào bản thân là nền tảng căn bản để một đứa trẻ có thể thích ứng nhanh chóng với cuộc sống và xã hội.
Một đặc điểm nổi bật trong cách giáo dục con của người Do Thái nữa là kỹ năng quản lý Tài Chính. 3 tuổi, trẻ đã được cha mẹ bắt đầu giảng giải giá trị và công dụng của đồng tiền, họ thường cho những trò chơi đoán giá trị tiền tệ để nhận biết giá trị tiền và tiền là do lao động chứ không phải là từ túi từ ba mẹ chúng. Đứa trẻ 10 tuổi đã hiểu được ý nghĩa của việc dành dụm. Họ còn giúp những đứa trẻ của mình so sánh sản phẩm của mình trong việc mua sắm và lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Còn ở Việt Nam thì sao? “TRẺ CON THÌ BIẾT GÌ VỀ CHUYỆN TIỀN BẠC,” đa phần tư tưởng của bậc phụ huynh của Việt Nam là như thế.
Người Do Thái là những kẻ coi trọng kinh doanh, có rất nhiều ý kiến cho rằng họ là những kẻ coi tiền là mạng sống và luôn tham lam, nhưng họ vẫn không giận dữ và sáng suốt. Việc kiếm tiền đối với họ là việc chính đáng và họ luôn giáo dục con cái họ những kiến thức về kinh doanh lẫn việc vận dụng nó vào thực tế. 5 tuổi, họ đã dạy con cái kiếm tiền từ những đồng tiền nhỏ nhất bằng những việc đơn giản nhất và bằng chính sức lao động của mình. Nhìn lại thực tế Việt Nam, đứa trẻ bao nhiêu tuổi mới quan tâm tới việc kiếm tiền? 18 – 20 hay 22 tuổi?
Đối với cha mẹ Do Thái, “Giáo dục trẻ không phải là để bồi dưỡng chúng thành thiên tài mà là để chúng có thể sống với chính mình.” Do đó, họ luôn tạo điều kiện để phát huy những tiềm năng của đứa trẻ, để trẻ lựa chọn điều yêu thích chứ không ép buộc trẻ đi theo những điều mà họ muốn.
Và tất nhiên, việc giáo dục con cái các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cũng được người Do Thái chú trọng như các Dân Tộc khác. Như việc đối nhân xử thế, quan tâm – thân thiện với những người xung quanh. Kính trọng, yêu thương cha mẹ và mọi người. Tình yêu dành cho thiên nhiên và những loài vật nhỏ. Sự thành thật và chữ tín. Các đức tính chăm chỉ và tiết kiệm. Quan tâm tới sức khỏe của bản thân….
Thực sự, người Do Thái cũng như người Việt Nam, không phải họ có chỉ số IQ cao hơn chúng ta mà chính cách sống và cách họ được giáo dục đã khiến họ trở thành những thiên tài. Họ không những để lại cho nhân loại những thành tựu to lớn mà trên hết đó chính là cả một nền văn minh.