•  CHIVAS 12 NĂM
    600.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 12 NĂM

    Chivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 21 NĂM
    2.500.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 21 NĂM

    Rượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 18 NĂM
    1.300.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 18 NĂM

    Rượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...

    Chi Tiết

Giá sữa và thuốc lá sẽ được điều chỉnh

Ví dụ mỗi bao thuốc ngang giá một lít sữa ở Việt Nam và 4 lít ở nước ngoài được đại biểu Nguyễn Văn Tiên đưa ra khi Ủy ban Các vấn đề xã hội bàn về thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.

thuoc-la-co-hai-cho-suc-khoe

Hình 1: Thuốc lá gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng chúng nó có chứa 7000 chất hoá học độc hại và 70 chất gây ung thư

Sau khi thảo luận ở Thường vụ Quốc hội ngày 25/9, dự luật Thuế tiêu thụ đặc biệt một lần nữa được mang ra mổ xẻ tại Ủy ban Các vấn đề xã hội hôm nay, nơi mà thuế suất đối với thuốc lá và rượu bia được quan tâm đặc biệt.

 Theo Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tiên, thuế thuốc lá của Việt Nam hiện chỉ chiếm 45% giá bán lẻ, so với mức 50-81% ở nhiều nước. Điều này góp phần tạo nên giá thuốc rẻ, gây tác động xấu đến sức khỏe người dân, quá tải bệnh viện. "Nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, giá một bao thuốc chỉ mua được một lít sữa, trong khi ở nhiều nước, con số này là 4 lít", ông Tiên nói và cho rằng việc tăng thuế sẽ góp phần hạn chế người hút cũng như tăng thu ngân sách.

Theo vị này, hiện các bên đang đưa ra 3 phương án tăng thuế. Một theo Chính Phủ là tăng 5% vào năm 2018 và thêm 5% nữa vào 2020. Phương án 2 là thêm 20% vào năm 2015 và đến năm 2018 sẽ tăng lên 105%. Phương án 3 tăng lên 105% ngay từ năm 2015, 145% sau đó 3 năm.

Tuy nhiên, do phương án 3 khó khả thi, đại diện Ủy ban Các vấn đề xã hội ủng hộ phương án 2 . "Cách này vẫn giữ nguyên sức mua mà lại tăng thuế cho ngân sách. Riêng tiền thu thuế thuốc lá đã đủ để mua bảo hiểm y tế cho 10 triệu người, thậm chí mua hết cho những ai chưa có thẻ vào năm 2018, tức là khoảng 30 triệu người", đại diện Ủy ban cho biết.

Trước một số ý kiến cho rằng tăng thuế thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến việc làm trong ngành này, ông Tiên cho rằng lo ngại này là không chính xác do việc này chỉ hạn chế chứ không triệt tiêu thòi quen của người dùng. Vị này cũng cho rằng các cơ sở sản xuất, vốn đã thu lãi nhiều trước đây, cần tự điều chỉnh vì lợi ích chung.

thuoc-la-co-hai-cho-tre-nho

Hình 2: Thuốc lá gây hại cho sức khoẻ trẻ nhỏ và bà bầu

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Khá đề nghị Ban soạn thảo đánh giá thiệt hại mà người tiêu dùng phải bỏ ra hàng ngày, hàng giờ do tác hại của thuốc lá, rượu bia. “Tôi cũng không đồng tình khi cho rằng tăng thuế cao sẽ khiến người sản xuất, trồng nguyên liệu mất việc. Nếu được tôi chọn phương án tăng thuế thuốc lá thứ 3, không thì phải phương án 2”, đại biểu Khá nói.

Tương tự với ý kiến cho rằng tăng thuế sẽ kích thích buôn lậu, đại diện Ủy ban cho rằng điều này không đúng vì dù không tăng thuế từ 2006 đến nay, buôn lậu thuốc lá vào Việt Nam vẫn tăng từ 750 triệu bao năm 2008 lên hơn một tỷ bao chỉ trong 8 tháng đầu năm nay.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh, chỉ tính chi phí cho 5 loại bệnh liên quan đến thuốc lá đã là 22.000 tỷ đồng một năm. Trong khi đó, tăng thuế thuốc lá theo phân tích của các nước đi trước như Thái Lan sẽ giúp tăng thu ngân sách, hạn chế người hút.