Rượu Chivas 21 hay Royal Salute 21 Years Old là kết quả của sự pha...
Chi TiếtChivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....
Chi TiếtTruyền thông Trung Quốc trắng trợn tung hô đoàn đại biểu của nước mình tại Shangri-La, bỏ qua mọi sự thật và làm ngơ trước những chỉ trích mạnh mẽ về thái độ của mình.
1 người TQ 10 năm kiên trì vạch mặt “trò hề” Bắc Kinh ở Biển ĐôngShangri-La: Australia sẽ thuyết phục TQ về một “con đường khác”Buổi sáng dị thường ở Shangri-La và giới hạn cho Trung Quốc
Hình 1: Trung quốc ê chề ở hội nghị Shangrila
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị Shangri-La 2014 tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: “Chính phủ của tôi ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Philippines khi họ kêu gọi ban hành một nghị quyết giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Ông Abe đồng thời khẳng định nước này sẽ dành sự “ủng hộ tối đa cho các quốc gia ASEAN” trong việc đảm bảo an ninh vùng trời, vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thậm chí đã chỉ đích danh Trung Quốc “có những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của mình ở biển Đông”. Ông Hagel lên án hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam và cáo buộc Trung Quốc ngăn cản Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough.
Những phát biểu vô lý về chủ quyền và thái độ hung hăng, kích động của Trung Quốc tại Shangri-La đã bị truyền thông thế giới và nhiều chính trị gia các nước chỉ trích. Tờ The Christian Science Monitor (Mỹ) còn nhận định sự bột phát của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung đã phá hỏng mục tiêu khuyến khích đối thoại và tăng cường hiểu biết lẫn nhau của diễn đàn.
Thế nhưng, truyền thông Trung Quốc vẫn cố tìm cách tung hô đoàn đại biểu của nước mình tại Shangri-La, bỏ qua mọi sự thật và làm ngơ trước những lời chỉ trích công khai của các chính trị gia cũng như dư luận thế giới.
Tân Hoa Xã ca ngợi thô thiển rằng: “Trong 3 ngày diễn ra Đối thoại Shangri-La, các đại biểu Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và thúc đẩy khái niệm an ninh mới ở châu Á. Khái niệm này cũng nhận được sự hoan ngênh một cách rộng rãi bởi nó có lợi cho hoà bình và thịnh vượng trong khu vực”.
Tờ CRI thì ngang nhiên tuyên bố: “Những thành viên tham dự Đối thoại Shangri-La đã đánh giá cao phản ứng của Trung Quốc đối với những nhận định khiêu khích và cục cằn chống lại mình của Mỹ và Nhật Bản, và hi vọng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong hoà bình và ổn định khu vực”.
Trong một bài bình luận đăng tải ngày 1/6, tờ Tân Hoa Xã cáo buộc “một số chính trị gia” lợi dụng Đối thoại Shangri-La 13 để “khuấy động thù địch” và “gây mất đoàn kết giữa các quốc gia châu Á”. Tờ này viết: “Những cáo buộc của ông Abe và ông Hagel đã buộc tướng Vương phải phản ứng… Đối thoại Shangri-La là nền tảng cho việc thông tin và làm rõ những hiểu lầm, nhưng ai đó đã cố tình khuấy động rắc rối ở đây”.
Trong khi đó, tờ China Daily đã lớn tiếng chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel “làm tất cả mọi thứ có thể để buộc tội” Bắc Kinh. Tờ này cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ “có những nhận xét thiếu căn cứ và vô lý chống lại Trung Quốc” là việc “không thích đáng”.
“Bằng việc giáng những cáo buộc không có cơ sở nhằm vào Trung Quốc, ông Hagel đã gửi đi một thông điệp sai lầm ở Singapore. Những lập luận của ông này đã gây hại đến những nỗ lực của khu vực trong việc dẹp yên các tranh chấp trên biển và còn gieo thêm những hạt giống của sự bất hoà trong khu vực”.
Tờ Beijing Youth Daily dẫn lời ông Lu Yin, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên cho rằng Trung Quốc “đã tích cực tham gia” vào các sự kiện đối thoại đa phương, đồng thời tự nhận: “điều này cho thấy Trung Quốc muốn được nhìn nhận là một quốc gia yêu chuộng phát triển trong hoà bình trong khu vực. Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề lịch sử thông qua đối thoại”.