Startups 2014 Nên chọn lĩnh vực nào để khởi nghiệp

(www.phanphoiruoungoai.com) Trong buổi bootcamp vào ngày 15/05 do Topica Founder Institute tổ chức, các diễn giả – các startup đã thành công và cũng đã đầu tư vào startup đã chia sẻ những quan điểm, cách nhìn khác nhau trong việc chọn lĩnh vực khởi nghiệp để nhảy vào.

Anh Nguyễn Mạnh Quân – phó chủ tịch quỹ Inspire Ventures cho biết 3 ngành hiện nay mà quỹ Inspire đang quan tâm nhất là edtech, mobile và e-commerce.

 

chia-se-lam-gi-de-quy-dau-tu-rot-von

Hình 1: Các diễn giả đang chia sẻ với các Start-up làm gì để nhận được đầu tư của các quỹ đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp của mình 

Còn anh Đỗ Hoài Nam – nhà sáng lập và giám đốc điều hành của SeeSpace/ Inair lại mang đến một góc nhìn từ thung lũng Silicon. Anh cho biết, hiện nay trên thế giới đang có 2 xu hướng khởi nghiệp là big data (tạm dịch: dữ liệu lớn) và hardware. Theo anh Nam, dữ liệu ngày càng cho thấy vai trò quan trọng của nó.

bootcamp2014-nhieu-ban-tre-quan-tam-va-tham-du

Hình 2: Bootcamp 2014 được nhiều bạn trẻ khởi nghiệp quan tâm và tham dự , cũng như đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà đầu tư và nhận được phúc đáp cho vấn đề khởi nghiệp của mình  .

y-tuong-khoi-nghiep

Hình 3: Ý tưởng khởi nghiệp của các doanh nghiệp mới thành lập , khởi nghiệp bắt nguồn từ đâu , giá trị của việc khởi nghiệp mang ý nghĩa sâu rộng cho các bạn trẻ

Từ dữ liệu, các doanh nghiệp có thể phân tích tình hình tài chính hay hành vi khách hàng, từ đó, các doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách bán hàng hay quảng cáo tới gần khách hàng hơn. Xu hướng phần cứng (hardware) cũng quay trở lại khi mà khoản tiền đầu tư để sản xuất phần cứng không còn lớn như trước đây. Trước đây, để sản xuất một phần cứng, số tiền đầu tư lên đến 45 đến 47 triệu đô thì hiện tại, có thể sản xuất phần cứng với số tiền đầu tư 1 triệu đô. Hơn nữa, sản xuất phần cứng bây giờ có đến 90% là làm phần mềm; các thứ khác như platform hay vấn đề sản xuất đều đã có sẵn. Một ví dụ điển hình của làn sóng startup hardware năm vừa qua là Nest Labs – nhà sản xuất ra bộ điều chỉnh nhiệt độ thông minh Nest Thermostat và bộ cảnh báo khói Nest Protect Smoke Detector vừa được Google mua lại với giá 3,2 tỷ đô.

>> Rời khỏi Apple để khởi nghiệp và trở thành tỷ phú

Trong lúc đó, anh Nguyễn Hòa Bình – nhà sáng lập và giám đốc điều hành của PeaceSoft lại cho rằng, không nên quá quan tâm đến các xu hướng. Mỗi năm, trên thế giới lại có thêm một khái niệm mới, một xu hướng mới. Việc các startup chạy theo những xu hướng đó, cố gắng nghĩ ra ý tưởng dựa theo những xu hướng đó có thể dẫn tới các ý tưởng không thực tế. Vì thế, việc phân tích top-down, phân tích từ xu hướng rồi mới định hướng ra ý tưởng có thể là một cái bẫy mà các startup gặp phải. Để tránh khỏi cái bẫy này, anh Bình khuyên các startup nên đi lên từ ý tưởng. Khi một ý tưởng được sinh ra để giải quyết một vấn đề của xã hội, sau một thời gian thực hiện ý tưởng đó, các nhà khởi nghiệp sẽ nhận thấy ý tưởng đó ứng với một xu hướng nào đó. Vì suy cho cùng, một xu hướng nào đó chính là một đặc tính của sản phẩm mà thôi.

>> Ý tưởng khởi nghiệp bắt nguồn từ đâu ?

Có cùng quan điểm với anh Bình, anh Nguyễn Quang Đức – nhà sáng lập và giám đốc điều hành của HSP/YTON cho biết sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực cung cấp phần mềm cho các bệnh viện, nhà thuốc, công ty của anh có trong tay một lượng dữ liệu lớn – hơn 4 triệu bản ghi của bệnh nhân. Nhận thấy đây là lượng dữ liệu lớn có thể khai thác và đây cũng là điểm mạnh của YTON so với các đối thủ khác trong lĩnh vực y tế, anh bắt đầu khai thác lượng dữ liệu này. Trong thời gian đầu, những khái niệm như B2B hay B2C vẫn còn mới mẻ nhưng sau khi tìm hiểu sâu và bắt tay vào làm, YTON đã có định hình rõ ràng về mô hình hoạt động.

Trong khi các startup khác chia sẻ những câu chuyện, nhấn mạnh về những ý tưởng ban đầu, anh Phạm Minh Tuấn – nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Topica Edtech Group lại có một cách tiếp cận thực tế hơn. Anh chia sẻ khi anh quyết định khởi nghiệp, anh chọn mô hình cũng như lĩnh vực bằng cách tìm các công ty thành công trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ của Mỹ và chọn ra mô hình chưa ai làm để bắt đầu. Một nguồn khác mà các startup cũng có thể tham khảo là danh sách 100 công ty khởi nghiệp đáng giá nhất do Business Insider thực hiện. Các startup Việt có thể tham khảo mô hình hoạt động của các công ty nằm ở khoảng giữa danh sách này.

Trả lời cho một câu hỏi mà các startup quan tâm là thời điểm nào nên nhảy vào thị trường, có cần phải đợi xu hướng đó đến thời điểm chín muồi mới nên nhảy vào hay không, anh Bình cho rằng, quan trọng hơn cả là tầm nhìn của người sáng lập. Nhà sáng lập có đủ tin tưởng rằng sản phẩm của anh ta có tạo ra giá trị lớn cho thị trường hay không sẽ quyết định việc có nên nhảy vào thị trường hay không.

Tóm lại, có nhiều cách để lựa chọn ý tưởng cũng như lĩnh vực để các startup theo đuổi nhưng các diễn giả đều cho rằng: ý tưởng đó hay lĩnh vực đó đều cần phải xem xét đến tính đặc thù của thị trường Việt Nam. Vì, suy cho cùng, vấn đề không phải là ai có ý tưởng hay hơn mà là ai có thể dẫn dắt tổ chức của mình sống lâu hơn, phát triển mạnh hơn.