•  CHIVAS 12 NĂM
    600.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 12 NĂM

    Chivas 12 năm là khởi nguồn của dòng rượu Chivas thương hiệu ....

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 18 NĂM
    1.300.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 18 NĂM

    Rượu Chivas 18 mang đến cho bạn những trải nghiệm về Whisky...

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 21 NĂM
    2.500.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 21 NĂM

    Rượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...

    Chi Tiết

rượu ngoại chế từ nước lã

ruou-gia-chua-dan-tem

Một chai rượu vang Pháp có giá ít nhất 200 USD, nhưng Việt Nam thì chỉ hơn 100.000 đồng thôi. Thế mới biết công nghệ làm hàng giả hiện nay cực siêu, người ta có thể rút ruột chai rượu để thay nước khác mà không để lại dấu vết.

 

Tem... siêu rẻ

Theo kết quả điều tra của Cục quản lý thị trường - Bộ Công Thương, hiện nay nguồn rượu lậu thường được vận chuyển từ các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) về Hà Nội; từ Đông Hà (Quảng Trị), các cửa khẩu phía Tây Nam đưa về tiêu thụ tại TP.HCM.


Số rượu chưa kịp dán tem bị cơ quan chức năng thu giữ

Loại rượu này thường không có tem. Trong quá trình vận chuyển, chủ hàng sẽ dán tem thành rượu hợp pháp, sau đó xé nhỏ đưa về các Thành phố lớn tiêu thụ. Tại đây rượu lậu hợp thức hoá bằng tem giả, tem quay vòng rồi đẩy ra thị trường. Chúng tôi đã phải mất hơn ngày trời để tìm hiểu mặt hàng rượu trên thị trường Hà Nội.

Tại các cửa hàng bán rượu trên phố Hàng Buồm, Tạ Hiện, Phan Bội Châu, chợ Hàng Da chai nào chai nấy được dán tem mới tinh. Vừa thấy chúng tôi táp xe vào lề đường, chủ một cửa hàng lớn trên phố Tạ Hiện quảng cáo: "Toàn hàng xịn, em mua loại nào? ở đây thì em khỏi lo về chất lượng, có tem đảm bảo rồi! ".

Tôi mau mắn: "Cơ quan em liên hoan, chị để cho em 5 chai Chivas và 3 chai Bordeaux, giá ưu đãi đấy nhé". Chị chủ quán hào hứng: "Có ngay". Lân la một lúc, tôi ngỏ ý: "Cơ quan em hay liên hoan, chị có loại hàng nào có tem, giá mềm, hai chị em mình đều có "hoa hồng'".

Chị chủ quán ấp úng: "Làm gì có hả em? Tôi gợi ý: "Bạn em là khách ruột của chị mách ra đây, chị ngại gì nào? ". Nghe tôi nói vậy chị chủ hàng nói: "ừ! Cũng có ít hàng". Nói rồi chị gọi người giúp việc dẫn vào trong nhà xem hàng.

Ở đây có đủ loại từ những chai bình dân như champagne, Bordeaux giá vài chục nghìn đến những loại hàng sang như Chivas, Johnnie Walker đen, đỏ. Cao cấp hơn là Johnnie Walker xanh, vàng, Remy Martin, Hennessy XO. Loại "có tem" dùng để liên hoan là rượu ngoại thật (loại rẻ tiền) nhưng gắn tem giả, giá bán thấp hơn rượu trưng bày từ vài chục đến cả trăm nghìn. Thế mới biết, quản lý thị trường có mỏi mắt cũng chẳng bói ra chai nào vi phạm nhãn mác.

Anh Minh bật mí: "Tem xịn chưa chắc rượu đã xịn. Để có được một con tem cũng không khó khăn lắm. Doanh nghiệp nhập về bao nhiêu chai sẽ được hải quan phát cho lượng tem tương ứng về tự dán.

 

ruou-gia-o-dai-lam

 

Được trao quyền tự dán nên các công ty thường dùng tem dành cho rượu nhập khẩu có dung tích và độ cồn thấp để dán vào các loại rượu nhập khẩu có dung tích và nồng độ cao.

Nghe Minh nói vậy tôi thắc mắc: "Vì sao lại dán tem hoán đổi như vậy? " Minh cười cười: "Phóng viên mà đặt câu hói ngớ ngẩn thế? Thưa bạn yêu quý, rượu nồng độ thấp chịu thuế thấp hơn loại nồng độ cao chứ sao nữa.

Kinh doanh phải có "thủ thuật"". Với kinh nghiệm 10 năm làm cho công ty rượu, Minh không ngần ngại kể cho tôi nghe về công nghệ dán tem rượu. Nhân viên các công ty nhập khẩu được huấn luyện nghệ thuật dán hờ 2 đầu để các cửa hàng có thể dễ dàng bóc con tem còn nguyên vẹn và có hai hình thức dán tem rượu giả.

 

ruou-chivas-gia

 

Tem rượu được nhập lậu nguyên chiếc từ Trung Quốc với giá từ 1.000 - 2.000đ/chiếc và tem thật của rượu có độ thấp, dung lượng nhỏ dán vào chai rượu có nồng độ cao, dung lượng lớn. Tại Việt Nam tem giả cũng đã được in trong nước, giá mỗi con tem giả dùng cho rượu nhẹ 2.000-3.000 đồng, rượu nặng 12.000 -15.000 đồng.

Nếu không phải dân sành rượu hoặc trong nghề, nhìn bằng mắt thường không thể phân biệt được đâu là tem thật đâu là tem giả. "Mua được rượu nhập lậu, tem giả là may, nếu không cầm chắc gặp phải rượu giả”.

"Nước thành rượu"

Tình cờ, trong lần đi công tác tại Thái Nguyên, chúng tôi gặp lại Vũ Tuấn, anh bạn đang làm trong Ban quản lý chợ V. Nhâm nhi vài chén, "ôn nghèo kể khổ", Tuấn đập phịch tay xuống bàn nói: "Vui thì uống chứ rượu bây giờ làm giả nhiều lắm đấy.

Rượu được sản xuất tại làng Đại Lâm

Một viên sủi là có rượu ngoại để uống rồi! ". Nghe Tuấn nói vậy tôi giật mình thon thót, không hiểu công nghệ gì mà siêu đẳng đến thế. Tuấn bảo: "Hôm trước thằng bạn ở Bắc Ninh lên chơi, mang khoe mấy viên sủi mua được từ Trung Quốc, tôi được chứng kiến tận mắt nó pha chế.

Nó lấy một ca nước lọc rồi đem thả viên sủi vào và một ít hương liệu ngô. Sau 2 phút ca nước bỗng chốc biến thành ca rượu, có mùi vị y như thật nhưng rượu này khi uống vào sẽ gây đau đầu, choáng váng...."

Tuấn kể, từ vài năm trước Tuấn về nhà bạn ở Đại Lâm (Yên Phong, Bắc Ninh) chơi đã học lỏm được cách pha chế rượu cồn. Nghe nói, ban đầu rượu cồn ở Đại Lâm được chế từ những viên thuốc gọi là "viên sủi" có nguồn gốc từ Trung Quốc do một tư thương buôn hàng lậu từ Trung Quốc mang về.

Thấy siêu lợi nhuận, hoạt động chế rượu bằng viên sủi này nhanh chóng lan ra nhiều hộ dân ở Đại Lâm. Sau đó, một đại gia ở Bắc Ninh tên là Đ. đã phát triển "viên sủi" thành cồn. Nếu sử dụng cồn của vị đại gia này, người dân chỉ cần pha với nước lã và hương liệu sắn, ngô, gạo là thành rượu với các độ và mùi vị theo ý muốn.

Loại cồn này cũng giúp cho việc chế rượu nhanh hơn và khả năng thành công hơn rất nhiều so với dùng trực tiếp viên sủi để chế. Và gần đây, loại cồn này được nâng cấp lên thành cồn hương vị.

Nói văn hoa như Tuấn thì công nghệ làm rượu ở đây là... chế "nước rượu". Sau khi bơm nước vào thùng phuy, họ dùng đòn gánh để đo nước trong thùng. Khi mực nước trong thùng đạt đến khấc đã vạch của chiếc đòn gánh thì họ dùng chiếc bơm cỡ nhỏ đặt lên thùng phuy bơm cồn sang thùng phuy nước.

Sau khi bơm đầy, người ta lấy đòn gánh khoắng. Với những người dùng cồn hương vị, thì sau khi bơm cồn vào xong, hương vị được pha sẵn sẽ được đổ vào qua một cái phễu. Sau đó mới khoắng. Nhưng dù có thêm công đoạn đó, một thùng phuy rượu cồn hàng trăm lít chỉ được chế trong vòng 20 phút là đạt độ theo ý muốn.

Tuấn cho chúng tôi biết: "H.- bạn anh là một đầu nậu chuyên cung cấp rượu ra thị trường Hà Nội. Ngoài rượu sắn, rượu gạo, H. còn sản xuất ra được cả loại rượu có giá nhập siêu rẻ mà lợi nhuận thu được lại cao".

Lòng vòng qua vài câu chuyện, tôi gặng xin Tuấn số điện thoại của H. Cũng chính nhờ H, mà tôi được biết, rượu cồn thường được đổ buôn mỗi lần cho các đại lý có số lượng từ 3 phuy trở lên.

Qua lời bộc bạch của H. tôi đã hiểu tại sao mỗi ngày, làng Đại Lâm lại có thể xuất xưởng hàng chục thậm chí là hàng trăm phuy rượu mỗi ngày ước khoảng chục ngàn lít.

Những chiếc phuy rượu cồn đã được pha chế (loại 200ml) có giá dao động từ 1- 1, 2 triệu còn đối với phuy rượu sắn thực thụ thì giá của nó là 1,6 - 1, 8 triệu đồng. H bảo: "Muốn mua rượu xịn ở đại Lâm cũng được nhưng hơi... hiếm". H. cũng không ngần ngại mách nhỏ với tôi: "Cồn được sử dụng để chế rượu thường đạt từ 90- 96 độ. Nếu là cồn 96 độ thì trên 100 lít cồn sẽ chế được gần 400 lít rượu.

Tuỳ độ khác nhau người dân phân ra lượng cồn và nước khác nhau. Rượu đạt khoảng 45 độ trở lên. Nhưng rượu cồn chế kiểu này để sau vài tháng sẽ thối. Thế mới biết bây giờ có 1001 cách pha chế rượu...